.png)
I. Tầm quan trọng của đường ruột
Đường ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể (ảnh hưởng 80% đến đường ruột), ngoài các chức năng như tiêu hoá, hấp thu, bài tiết ra, nó còn kiêm nhiệm cả trọng trách hoàn thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Một đường ruột khoẻ mạnh không chỉ có lợi cho đường ruột nói riêng mà còn có lợi cho cả cơ thể. Ngược lại, nếu đường ruột không đủ khoẻ mạnh, toàn bộ cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bất thường, suy giảm miễn dịch.
Đường ruột của chúng ta luôn có các vi sinh vật cộng sinh. Trong đó có lợi khuẩn giúp kích thích tiêu hóa, và hại khuẩn mang trong mình mầm bệnh. Mấu chốt cho sức khỏe đường ruột là cân bằng hệ vi sinh với tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn : 15% hại khuẩn).
Những lưu ý để bổ sung lợi khuẩn cho hiệu quả?
Bổ sung lợi khuẩn thông qua ăn uống hoặc men vi sinh đang được cho là hữu hiệu với sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề nằm ở việc chúng ta bổ sung bao nhiêu, và lợi khuẩn tới được đường ruột bao nhiêu.
Khi thông qua đường ăn uống, lợi khuẩn sẽ theo thức ăn vào tới dạ dày trước khi tới ruột. Và phần lớn chúng bị tiêu diệt ở đây bởi môi trường acid trong dạ dày. Do vậy, một sản phẩm bổ sung lợi khuẩn tốt cần đưa được lợi khuẩn tới đường ruột.
Một điều nữa cần chú ý là khi thuận lợi tới ruột rồi thì lợi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển hay không. Lợi khuẩn (Probiotics) cũng là một loại vi sinh vật và chúng cần các thức ăn phù hợp (Prebiotic). Chúng có thể lấy từ thức ăn mà chúng ta ăn hằng ngày như: hành tây, tỏi, chuối,… Tuy nhiên, nếu chế độ ăn của chúng ta không có những loại thực phẩm này, lợi khuẩn sẽ bị đói thức ăn. Tại Mola, các sản phẩm mật ong lên men được ứng dụng các công nghệ hiện đại, cùng quy trình sản xuất nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh và cho ra các sản phẩm ưu tú nhất.
II. Kiến thức y học ứng dụng trong mật ong lên men Mola
Làm cách nào để biết thực phẩm có thực sự tốt cho sức khỏe người dùng? Hãy nhìn vào hàm lượng chất xám có trong đó.
Tại MOLA, chúng tôi ứng dụng các kiến thức từ cổ đại đến hiện đại, từ Y học phương Đông và những thành tựu của Y học phương Tây.
1. OXYMEL – bài thuốc dân gian từ y học cổ truyền Hy Lạp
Oxymel (mật ong và giấm): từ oxymeli trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là axit và mật ong, có nghĩa là một loại thảo dược từ mật ong và giấm. Công thức truyền thống được yêu thích nhất làm bằng mật ong, rượu táo – được phổ biến bởi nhà thảo dược dân gian nổi tiếng Rosemary Gladstar – là một loại oxymel hỗ trợ miễn dịch nổi tiếng và được yêu thích.
.png)
Lợi ích của mật ong pha giấm táo cũng được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại. Quân lính của Julius Caesar, một lãnh tụ quân sự và chính trị kiệt xuất của La Mã cổ xưa, đã từng dùng dược liệu này để có sức khoẻ dẻo dai và phòng bệnh khi tham gia vào cuộc chiến với các nước. Người Ai Cập hiện nay cũng xem phương thuốc này là một thành tựu nổi bật của y học dân gian.
Chỉ tính riêng 2 thành phần này đã có lợi cho cơ thể, và khi được thêm các loại thảo dược, MOLA sẽ đem đến nhiều sự hỗ trợ cho sức khỏe. Chẳng hạn như: Gừng + chanh + tỏi bổ sung kháng sinh tự nhiên, chùm ngây + chuối kích thích ăn ngon, nghệ + riềng tốt cho dạ dày, me rừng (quả Am-la) thải độc,…
2. Cân bằng âm dương ngũ vị trong y học cổ truyền phương Đông
Quan niệm của người Á Đông tin rằng ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. Chính vì thế, cân bằng ngũ vị trong dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng được bồi bổ, sức khỏe dài lâu.
Đông Y cho rằng:
Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng cay quá sẽ hại gan (hành mộc)
Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ)
Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy)
Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa
Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim)
Mật ong lên men MOLA bổ sung thảo dược, đạt được sự cân bằng âm-dương, hài hòa ngũ vị của:
Vị cay: gừng, tỏi, nghệ, riềng
Vị chua: chanh vàng
Vị ngọt: mật ong rừng Tây Bắc
Vị mặn: muối biển
Vị đắng: me rừng (Am-la)
III. Lý do nên chọn mật ong lên men Mola
1. Công nghệ sấy lạnh hiện đại tại Mola
Mật ong lên men Mola sử dụng công nghệ sấy lạnh cho các thảo dược để làm nguyên liệu vào mật ong lên men. Thảo dược được sấy ở nhiệt độ dưới 60°C, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất bên trong và ngoài sản phẩm. Vào thời điểm đó, hơi nước trong sản phẩm bắt đầu bốc hơi và sản phẩm sẽ dần khô lại.
Nếu làm theo phương pháp truyền thống (sấy nóng, phơi khô,…) thì nhiệt độ cao dễ làm hao hụt dưỡng chất. Với máy sấy lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ khắc phục mọi nhược điểm trên. Thảo dược sẽ được giữ nguyên màu sắc, hương vị, cấu trúc và hàm lượng chất dinh dưỡng bên trong.
2. Công nghệ ủ, lên men
Mật ong lên men (MOLM) MOLA là sự kết hợp giữa mật ong nguyên chất và men vi sinh dưới những điều kiện riêng biệt về pH, nhiệt độ, độ ẩm, lượng oxy và thời gian, nhằm nuôi cấy vi khuẩn có lợi, đồng thời tiết ra các enzyme tốt cho tiêu hóa. Do vậy, quá trình lên men mật ong cần thực hiện chính xác những điều kiện này.
Những ẩn số về độ pH, nhiệt độ, độ ẩm, thời gian cũng chính là bí quyết để mật ong lên men MOLA có được ưu điểm:
- Không bị sinh khối hay tạo bọt
- Hương vị dễ uống, không bị nồng mùi tỏi, gừng
- Hàm lượng dinh dưỡng và số lượng lợi khuẩn cao hơn
3. Công nghệ bào tử lợi khuẩn hiện đại
Ngoài ra, khi hoạt động thì chúng cần thức ăn nên các chế phẩm chứa lợi khuẩn sẽ bị giảm chất lượng theo thời gian, khi lợi khuẩn đã ăn nhiều thức ăn và thải ra chất.
Ví dụ như sữa chua uống Yakult hay Probi là bổ sung lợi khuẩn. Mặc dù bổ sung số lượng lớn lợi khuẩn nhưng số lượng sống tới đường ruột rất thấp. Còn bào tử ngủ đông thì không hoạt động, có thể tưởng tượng như là dạng kén, trứng. Chúng có nhiều lớp vỏ ngoài bảo vệ. Đồng thời do không hoạt động nên không trao đổi chất, tồn tại vô hạn theo thời gian.
Khi được bảo vệ bởi lớp ngoài nên nó bền với nhiệt độ. Ở trạng thái này, bào tử lợi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ đến 80 độ C, có thời gian bảo quản tới 3 năm và an toàn đi qua acid dạ dày.
4. Mola đạt tiêu chuẩn 22000:2018
MOLA ĐẠT CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 (ISO 22000 được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) với nội dung tập trung vào an toàn thực phẩm.
a. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 22000 có tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hiện nay đang là phiên bản mới nhất và chính thức thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000: 2005. Cải tiến ở phiên bản này là kết hợp các nguyên tắc Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát giới hạn (HACCP) và các bước ứng dụng được phát triển bởi Codex Alimentarius và các chương trình tiên quyết.
b. Phạm vi công nhận
ISO 22000 được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) với nội dung tập trung vào an toàn thực phẩm. Do đó, nó được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.