TẤT CẢ THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ GẠO LỨT

by - tháng 11 01, 2021


TẤT CẢ THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ GẠO LỨT


Sử dụng gạo lứt trong các bữa ăn để thay thế cho các loại tinh bột khác đang là một xu thế hiện nay. Vậy thì gạo lứt là gì, giá trị dinh dưỡng ra sao, công dụng thế nào, đối tượng nào không nên sử dụng, cách phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng ...tất cả sẽ có trong bài viết này. Mời mọi người cùng tìm hiểu nhé.

1. Gạo lứt là gì?

Gạo lứt hay gạo lức, là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, giữ lại lớp cám gạo cùng với các mầm rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đây là loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng. 
Nếu ngâm gạo lứt vào trong nước, và ủ đúng cách thì gạo có thể nãy mầm. 
Vì gạo lứt là hạt gạo còn đang sống, có đầy đủ những dưỡng chất nên  đem gieo trồng ta sẽ có một cây lúa khỏe mạnh mà khi trưởng thành và chín đủ để thu hoạch sẽ cho ra khoảng 600 hạt lúa mới.
 Không giống như gạo trắng, sau quá trình xay hoặc giã đã làm mất đi một lượng đáng kể vitamin, chất xơ và mangan thì gạo lứt vẫn giữ được các axit béo không bão hòa, cùng với protein, tinh bột, khoáng chất và vitamin.
 Gạo lứt được nhiều người tin dùng vì cho rằng giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân, đẹp da, hỗ trợ nhiều bệnh lí, thậm chí chữa các bệnh nan y vì chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

GẠO LỨT BH.NONG




 2. Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt 

Tại phần màng hạt gạo lứt có 9 loại chất “độc nhất vô nhị”, không có ở bất kỳ loại ngũ cốc nào khác. Đó là: vitamin E, vitamin B6, IP6, kẽm, mangan, magie, oryzanol, phytosterols, inositol. Ngoài ra, còn có chất béo có lợi, hàm lượng cực lớn chất xơ và hơn 120 chất kháng oxy hóa. Tất cả những dưỡng chất này cực kỳ cần thiết cho việc trao đổi chất và các hoạt động thường ngày của cơ thể. 

So với gạo trắng, gạo lứt vượt trội hơn nhiều về các thành phần dinh dưỡng. 

Trong một chén gạo lứt có chứa:
 Calo: 216 
Chất xơ: 3,5 gram 
Carb: 44 gram 
Protein: 5 gram 
Chất béo: 1,8 gram 
Niacin (B3): 15% RDI 
Thiamin (B1): 12% RDI 
Axit pantothenic (B5) : 6% RDI 
Pyridoxine (B6): 14% RDI 
Magiê: 21% RDI 
Kẽm: 8% RDI 
Sắt: 5% RDI 
Đồng: 10% RDI 
Photpho: 16% RDI 
Selen: 27% RDI 
Mangan: 88% RDI 

(RDI là viết tắt của: Reference Daily Intake = Khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo)

Trường hợp gạo trắng trải qua quá trình xay, giã sẽ chỉ còn 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi. 
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magnesi, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch. 
Đặc biệt trong gạo lứt có chứa hàm lượng mangan cao, mặc dù đây là một khoáng chất ít được biết đến nhưng nó có vai trò trọng yếu đối với cơ thể, bao gồm chữa lành vết thương, kích thích xương phát triển, điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng thần kinh hoặc chuyển hóa co cơ. 

3. Công dụng của gạo lứt 

3.1. Hỗ trợ điều trị gout và phong thấp 

Theo đông y, các thành phần có trong gạo lứt được đánh giá là mang tính dương hóa. Người mang bệnh gout lại có tính âm hàn. Vì thế mà loại gạo này là một trong số những thực phẩm có khả năng điều trị bênh gout và phong thấp hiệu quả. 

3.2. Hỗ trợ giảm cân 

Gạo lứt nhiều dưỡng chất nên ngoài bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế sự thèm ăn - nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân. 
Do gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ lớn, khiến cơ thể no lâu, trong một cốc gạo lứt (158 gram) có chứa 3,5 gram chất xơ, tuy nhiên gạo trắng lại chứa ít hơn 1 gram. Gạo lứt còn có thể hỗ trợ giảm cân do giúp  hóa chất béo và tăn cường trao đổi chất; điều hòa lượng đường trong máu, đồng thời giải độc đại trực tràng. 
Vì vậy có thể sử dụng gạo lứt để thay thế các loại ngũ cốc tinh chế như mì trắng, gạo trắng cho mục đích giảm cân. Đối với những phụ nữ bị thừa cân, nên ăn khoảng 2/3 cốc gạo lứt (150 gram) mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể chu vi vòng eo và trọng lượng cơ thể.

 3.3. Hỗ trợ điều trị chứng táo bón lâu năm; hôi miệng, mồ hôi có mùi khó chịu

 Chất xơ tiêu hóa là dưỡng chất quan trọng nhất trong việc phòng và điều trị chứng táo bón. Gạo lứt giữ nguyên được lớp vỏ cám và mầm gạo rất nhiều chất xơ. Lượng chất xơ có trong 100g gạo lứt là 3,5g, nhiều gấp 6 lần hàm lượng chất này trong 100g gạo trắng.Chính hàm lượng chất xơ tương đối lớn này có tác dụng trị táo bón và làm giảm mùi hôi cơ thể. 

3.4. Không chứa gluten 

Gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì. Hiện nay, rất nhiều người ưa chuộng và thực hiện theo chế độ ăn kiêng không chứa gluten, bởi vì một số lý do sau: Gluten có thể gây ra các phản ứng dị ứng, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy đối với những người không dung nạp được gluten. 
Chế độ ăn không có gluten mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho những người mắc bệnh tự miễn. Một điều tuyệt vời là gạo lứt lại không có chứa loại protein này, vì vậy nó đã trở thành lựa chọn an toàn đối cho những người không thể tiêu thụ được gluten. 

3.5 Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 

Việc sử dụng gạo lứt để thay thế gạo trắng có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị tiểu đường tuýp 2 khi ăn 2 khẩu phần gạo lứt mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể mức đường huyết trong máu sau bữa ăn và hemoglobin A1c. Gạo lứt có thể làm được điều này bởi chỉ số đường huyết của chúng thấp hơn so với gạo trắng, mức độ tiêu hóa cũng chậm hơn và ít gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.

 3.6. Hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần

Tiểu đêm nhiều lần là một trong số những biểu hiện của suy thận. Khi ăn gạo lứt, các chất thải như ure, creatinine sẽ giảm hẳn nên thận được giảm gánh nặng. Hơn thế, gạo lứt cung cấp một lượng lớn protein lành mạnh và các vi chất quan trọng nên cơ thể không lo bị thiếu hụt năng lượng và các acid amin cần thiết. 

3.7. Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sinh lực 

 Nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B6, B9, B12) là nhóm vitamin có hàm lượng cao nhất trong gạo lứt. Đây là nhóm vitamin cực kỳ có lợi cho hoạt động của các tế bào. Nó cũng tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, hệ tim mạch, giúp trí óc minh mẫn và tinh thần sảng khoái.

 3.8. Cải thiện chức năng gan 

Ăn gạo lứt có tác dụng gì? Nó còn có tác dụng cực tốt trong việc cải thiện chức năng gan. Phospholipid, Inositol và các vitamin nhóm B có thể hỗ trợ quá trình giải độc gan, tái tạo tế bào gan và bảo vệ lá gan khỏi những xâm hại nguy hiểm từ tác động bên ngoài. 

3.9. Tăng cường sức khỏe xương

 Canxi, magiê, kẽm, kali là 4 vi chất quan trọng trong sự hình thành, phát triển và bảo vệ sức khỏe hệ xương khớp; đặc biệt là điều trị bệnh loãng xương. Và cả 4 vi chất này đều có một hàm lượng tương đối lớn trong gạo lứt. Ngoài ra, magie còn là một chất hỗ trợ quá trình hoạt hóa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ nhiều lượng canxi hơn, ngăn ngừa các tình trạng rạn xương, mật độ xương thấp, viêm khớp, loãng xương hoặc khử khoáng xương. 

3.10. Tốt cho sức khỏe tim mạch 

Gạo lứt là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch, bởi vì nó chứa nhiều chất xơ, cùng các hợp chất có lợi khác. Chất xơ có trong gạo lứt giúp ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh như tắc nghẽn động mạch, bệnh tim, bệnh hô hấp. 
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là gạo lứt sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 21% so với những người ít sử dụng chúng. Hơn nữa, gạo lứt có chứa các hợp chất lignans, có tác dụng làm giảm huyết áp, mức cholesterol và giảm độ cứng động mạch. 
Đây là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới bệnh tim. Thêm vào đó, gạo lứt rất giàu magie, giúp bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, giảm các nguy cơ suy tim, đột quỵ và tử vong. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, phụ nữ nên bổ sung 100 mg magie/ngày vào chế độ ăn uống sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim từ 24-25%. 

3.11. Đẹp da

 Vitamin nhóm E và B6 có tác dụng làm trắng da, sạch mụn, hỗ trợ giảm vết thâm mụn từ sâu bên trong. Chị em có thể ăn gạo lứt hoặc đắp mặt bằng bột cám gạo lứt sẽ cho kết quả tốt hơn. 

3.12. Tăng cường hệ miễn dịch

 Sterolin và sterol là hai chất có trong màng gạo lứt, giúp chống lại các vi khuẩn gây hại, đẩy lùi virus xấu, từ đó bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, màng gạo lứt cũng mang đến những chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu từ vitamin, khoáng chất giúp cho các cơ quan hoạt động “trôi chảy” để tự bảo vệ cơ thể tốt hơn.

 3.13. Tốt cho trẻ sơ sinh 

Gạo lứt là một nguồn nguyên liệu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. 
Dưới đây là một số lợi ích mà gạo lứt đem lại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, bao gồm:
+ Ngăn ngừa tình trạng táo bón cho trẻ do lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt. 
+ Gạo lứt có chứa vitamin B, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. 
+ Protein trong gạo lứt có tác dụng giúp phát triển các cơ, khớp và dây chằng. Cung cấp nguồn năng lượng giúp trẻ hoạt động tích cực cả ngày dài
* chú ý: trẻ nhỏ và người già hoặc người mới ốm dậy chỉ nên dùng các loại bột từ gạo lứt, vì nếu ăn gạo lứt sẽ gây áp lực nên hệ tiêu hóa, cơ thể không hấp thu được dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. 

4. Những tác hại khi dùng gạo lứt không đúng cách hoặc gạo lứt không an toàn

 – Gạo lứt khá cứng và khó ăn nên nếu nhai không kĩ, ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu.
 – Một số chất dinh dưỡng trong gạo lứt sẽ bị mất đi trong quá trình ngâm hoặc vo gạo. Nếu bạn ngâm quá lâu, vo quá kỹ thì gạo lứt không còn đảm bảo được chất dinh dưỡng như ban đầu nữa.
 – Những người mới ốm dậy, đang bị bệnh, trẻ nhỏ thì không nên ăn trực tiếp hạt gạo lứt, chỉ nên sử dụng tinh chất bột gạo lứt. Vì nếu ăn gạo lứt sẽ gây áp lực nên hệ tiêu hóa, cơ thể không hấp thu được dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. 
– Gạo lứt có chứa nguyên tố Asen 
Gạo lứt đã qua sản xuất, có chứa một lượng nhỏ Asen. Quá nhiều Asen trong một thời gian dài có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da. Hầu hết các hãng gạo lứt đều chứa Asen nhiều hơn lượng khuyến cáo tới 50%. Vì vậy đây là lí do vì sao bạn nên cẩn thận với loại gạo mà bạn mua. 
 – Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng gạo lứt quá thường xuyên. Lý do là vì gạo nguyên cám có chứa Asen nên phụ nữ mang thai cần tránh ăn loại gạo này để đảm bảo an toàn cho thai nhi. 
– Chứa acid Phytic Bên cạnh một nguyên tố độc là Asen thì gạo lứt còn chưa acid phytic, một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thu một sô vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng. 
– Có thể không tốt cho tim Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần Asen có trong loại thực phẩm này không tốt cho những người mắc bệnh về tim. 

=> NÊN CHỌN NHỮNG LOẠI GẠO LỨT CÓ XUẤT XỨ VÀ KIỂM NGHIỆM RÕ RÀNG, GẠO LỨT BH.NONG ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM THƯỜNG XUYÊN VÀ KHÔNG CHỨA  ASEN

GẠO LỨT TẺ

5. Gạo lứt có mấy loại? 

5.1. Phân loại theo chất gạo 

Gồm có gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp. 

5.1.1. Gạo lứt tẻ
 Giống với các loại gạo nấu cơm hằng ngày và chỉ có điểm khác là gạo lứt vẫn còn lớp cám màu ngà bên ngoài. Gạo lứt tẻ có nhiều loại khác nhau: Gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt vừa và gạo lứt hạt dài. 

Gạo lứt tẻ với màu cám màu ngà bên ngoài dễ dàng nhận biết. Khi nấu cơm gạo lứt tẻ, cần ngâm gạo trước để rút ngắn thời gian nấu và giúp tiêu hóa dễ hơn. Khi nấu, cần vo gạo kỹ, đổ nước vào nồi cơm với tỷ lệ nước : gạo là 2:1. Sau đó bật nồi ở chế độ nấu gạo lứt. 

Cách nấu từng loại gạo lứt như sau:

- Gạo lứt hạt ngắn là các hạt nhỏ, có kết cấu khá dính khi nấu chín (phù hợp với các món tráng miệng hoặc bánh gạo). Gạo cần ngâm qua đêm, thời gian nấu khoảng 25 phút; Gạo lứt hạt vừa có hạt to và đầy đặn hơn so với loại hạt nhỏ. Khi nấu chín, cơm ẩm và mềm hơn nên loại gạo này thích hợp dùng cho các món súp hay món ăn phụ. Để chế biến, cần ngâm gạo ít nhất 4 giờ, nấu trong khoảng 15 - 20 phút.

Gạo lứt hạt dài là loại gạo lứt quen thuộc nhất, hơi cứng hơn gạo thường. Gạo lứt hạt dài được sử dụng trong nhiều món ăn, đặc biệt là cơm. Gạo cần nấu trong khoảng 45 phút.


5.1.2 Gạo lứt nếp
- Gạo lứt nếp có nguồn gốc từ các giống nếp khác nhau như nếp hương, nếp cái hoa vàng, nếp than, nếp ngỗng,... Gạo thường dẻo, có thể dùng nấu xôi, chè hoặc làm bánh. Gạo lứt nếp cũng có thể dùng để nấu rượu nếp.

5.2. Phân loại theo màu sắc

Gạo lứt thường có 3 màu chính là trắng ngà, đỏ và đen.
Màu sắc của gạo do lớp vỏ cám bên ngoài quyết định.

Cụ thể: 

- Gạo lứt trắng 

Đây là loại gạo được sản xuất nhiều nhất, thích hợp với nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng. 


GẠO LỨT TRẮNG


- Gạo lứt đỏ

 Gạo thường có màu đỏ nâu và khi nấu chín khá dẻo. Gạo lứt đỏ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B1, vitamin A, chất xơ, lipid,... Loại lương thực này thích hợp với người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người lớn tuổi, người ăn chay, bệnh nhân đái tháo đường,... Gạo lứt đỏ Gạo lứt đỏ chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho người dùng Khi mua gạo lứt đỏ, cần phân biệt loại gạo này với gạo huyết rồng vì tác dụng của chúng khác nhau. Chỉ số đường huyết của gạo lứt đỏ ở mức trung bình, không làm đường huyết tăng cao sau ăn. Ngược lại, chỉ số đường huyết của gạo huyết rồng khá cao nên nó không thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. 


GẠO LỨT ĐỎ


- Gạo lứt đen 

Gạo lứt đen (gạo lứt tím than) có chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe, đồng thời rất ít đường. Bên cạnh đó, gạo lứt đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch. Do đó, đây là loại lương thực rất lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Có nhiều loại gạo lứt khác nhau và chúng đều rất giàu dưỡng chất. Tùy vào nhu cầu mà chọn loại thích hợp cho mỗi gia đình.


 6. Phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng

 Gạo lứt có thể làm đươc từ nhiều giống lúa khác nhau theo công nghệ chà tách vỏ, gạo huyết rồng làm từ giống lúa huyết rồng. 


6.1 Về nguồn gốc 

- Gạo huyết rồng hay còn gọi là gạo đỏ, là giống lúa sạ thường trồng ở vùng nước ngập sâu. Chúng mang trong mình sức sống khá mãnh liệt có thể thích nghi với mọi điều kiện để sinh sống. 
- Còn gạo lứt có nguồn gốc từ tất cả các loại gạo thông thường, chỉ được xay sơ nên vẫn còn lại lớp vỏ cám bao bọc bên ngoài. 

6.2. Về hình thức 

Gạo lứt và gạo huyết rồng có ngoại hình giống nhau, hạt màu nâu đỏ và thuôn dài. Nếu chỉ nhìn qua rất khó để nhận biết được sự khác biệt giữa gạo huyết rồng và gạo lứt đỏ.

- Gạo lứt thường: có nguồn gốc từ các loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp màng (lớp cám) bao bọc bên ngoài nên có màu nâu đỏ, nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta thường ăn hằng ngày. Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể hơn vì nó có lớp màng (lớp cám) đầy dưỡng chất bên ngoài.

- Giống lúa huyết rồng: là một giống lúa cổ truyền, trước đây được nông dân trồng nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Hạt có màu nâu đỏ và thường mẩy hơn hình dáng của những hạt lúa bình thường, loại gạo này có thời gian trồng lên đến 6 tháng nên hàm lượng dinh dưỡng rất cao và nhiều công dụng vô cùng bổ ích. 

Cả gạo lứt và gạo huyết rồng đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Có thể phân biệt bằng cách bẻ đôi hạt gạo. Khi bẻ đôi hạt gạo có vỏ ngoài nâu đỏ lõi trắng đó chính là gạo lứt, còn vỏ nâu đỏ lõi đỏ là gạo huyết rồng. 

6.3 Tác dụng

- Gạo huyết rồng giúp ngăn ngừa tim mạch, phòng chống ung thư, phòng chống hen suyễn, chống loãng xương, tạo cảm giác no lâu từ đó giúp giảm cân,...đặc biệt là có khả năng đào thải chất độc trong cơ thể.

- Gạo lứt nổi tiếng trong việc chữa bệnh nhờ công thức gạo lứt muối mè, ăn gạo lứt thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, phòng chống loãng xương, sỏi thận, điều hòa đường huyết,...và đặc biệt hữu hiệu trong việc làm đẹp da và giảm béo. 

6.4 Đối tượng sử dụng 

Thành phần dinh dưỡng khác nhau nên những công dụng mà hai loại gạo này đem lại cũng khác nhau.
 Nếu như gạo lứt thuộc loại gạo có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, phù hợp với người bệnh tiểu đường và đối tượng béo phì ăn kiêng.

Thì gạo huyết rồng lại có chỉ số đường huyết cao lên đến 75,1 (Theo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh). 

Nếu người bị bệnh tiêu đường sử dụng nhầm gạo huyết rồng, sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

Hi vọng với bài viết này của tạp hóa Hướng Dương, mọi người có thể nắm bắt đầy đủ thông tin về gạo lứt. 
Mọi người có thể tìm mua các sản phẩm về gạo lứt như: gạo lứt sống, thanh cơm gạo lứt, bột gạo lứt cần tây, gạo lứt sấy rong biển ăn lièn, bột gạo lứt mè đen siêu hạt, bột ngũ cốc mầm gạo lứt siêu hạt dinh dưỡng cho bà bầu....tại đây 

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, webmd.com, livestrong.com, saveur.com, và BS Ngô Thị Phi Yến - Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk. 

You May Also Like

0 Comment