NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG

by - tháng 11 10, 2021


Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà việc ngâm chân nước nóng hay ngâm chân thảo dược mang lại. Tuy nhiên, việc ngâm chân cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại đến cơ thể nếu như bạn không chú ý những điều sau.


 
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG 





 1. Phụ nữ mang thai


 Nhiều người lầm tưởng răng phụ nữ mang thai nên ngâm chân để lưu thông khí huyết, giảm tê tay, tê chân chuột rút, nhưng không phải vậy. Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được. 
Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe. Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn. 

 2.Người bị giãn tĩnh mạch hoặc bị suy tĩnh mạch 


 Với những người bị giãn hoặc suy tĩnh mạch, việc ngâm chân cũng nên hạn chế. 
 Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40 độ C. 

 3. Người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng, tắc nghẽn động mạch 


 Những bệnh này thường xuất hiện ở người già. Đối với những người có tình trạng lưu thông máu kém, tắc nghẽn, khi ngâm chân sẽ càng làm tăng nguy cơ máu tắc nghẽn hơn. Vì vậy, người bị những bệnh này cần tránh ngâm chân để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

 4. Trẻ trong giai đoạn dậy thì


 Trẻ em trong giai đoạn dậy thì, các chức năng của cơ thể vẫn chưa ổn định cũng không nên ngâm chân. 

 5. Bệnh nhân tiểu đường


 Những người bị tiểu đường có lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ. Người bình thường cảm thấy nhiệt độ nước quá nóng, còn với những người mắc bệnh này thì mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
 Hơn nữa, với bệnh nhân tiểu đường, nếu bị một mụn nước nhỏ, không xử lý y tế kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét, có thể gây ra nghiêm trọng hoặc thậm chí phẫu thuật cắt bỏ. 

 6. Người sức khỏe yếu 


 Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp. Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân. Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema... cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng. 

 NHỮNG LƯU Ý THÊM KHI NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG: 



- Trong vòng 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân. Vì sau khi ăn cơ thể chuyển phần lớn máu về đường tiêu hóa, nếu ngâm chân bằng nước nóng ngay sau khi ăn, số máu vận chuyển đến đường tiêu hóa sẽ chuyển xuống chân, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ và gây thiếu dinh dưỡng.

- Nhiệt độ nước ngâm chân từ 38 đến 43 độ C, không nên vượt quá 45 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.

- Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá lâu, máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa. bồn ngâm chân

- Trẻ em không được ngâm nước quá nóng và quá lâu. Phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt hay mang thai cũng không nên ngâm chân.

- Trong khi ngâm chân, tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ âu lo.

- Thời gian ngâm chân tốt nhất trong khoảng 5 – 7 giờ tối, bởi vì đây là lúc thận hoạt động mạnh nhất. Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn, nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.

- Khi ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bàng quang); 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can); đồng thời, cũng là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động lên các huyệt đạo, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.


=>>> Xem thêm: công dụng của ngâm chân muối thảo dược

Đặt mua muối ngâm chân thảo dược Bh.nong TẠI ĐÂY

You May Also Like

0 Comment