HƯỚNG DẪN NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC TẠI NHÀ

by - tháng 11 07, 2021

Ngày nay, khi mọi người chú trọng hơn đến việc chăm sóc sức khỏe, thì các phương pháp dưỡng sinh theo Đông y cũng được quan tâm rất nhiều. Một trong các phương pháp đó là ngâm chân bằng muối và các loại thảo dược thiên nhiên.

I. TÁC DỤNG CỦA NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC 

Muối ngâm chân thảo dược


Theo Tây y, đôi chân được coi đó là trái tim thứ 2 của con người. Đôi chân chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Còn theo Đông y, chân là gốc của cơ thể, tuy nhỏ bé nhưng bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng.

1. Giúp thư giãn, xua tan mệt mỏi

Ngâm chân không chỉ thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, điều chỉnh hệ thống nội tiết, mà còn tăng cường miễn dịch. Để bảo vệ đôi chân, các nhà Đông y thường khuyên mỗi ngày dành 15- 20 phút ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, có lợi cho sức khỏe và nâng cao tuổi thọ. Đây là phương pháp thư giãn vừa thoải mái, vừa tốt cho sức khỏe và đặc biệt, giúp giấc ngủ được ngon hơn.

2. Giúp ngủ ngon, an thần 

Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ là liệu pháp chữa chứng mất ngủ vô cùng hữu hiệu và an toàn. Khi trở về nhà sau một ngày bận rộn, ngâm đôi chân vào chậu nước nóng không chỉ giúp cơn mệt mỏi tan đi mà còn làm cho hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ nhàng, ức chế vỏ đại não, giúp bạn có giấc ngủ sâu, phục hồi sức khỏe.

Nếu có một loạt triệu chứng khó chịu như ngủ không ngon, tinh thần uể oải, chán ăn, tâm lý bất an, có thể ngâm chân trong nước nóng khoảng 30 phút, sau đó chà xát lòng bàn chân 10 - 20 phút cho đến khi cảm thấy nóng, sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, toàn thân được thư giãn. 

Ngoài ra, cho thêm vài viên đá cuội trong chậu nước nóng có thể nâng cao hiệu quả ngâm chân, thúc đẩy đả thông kinh mạch, mang lại hiệu quả ổn định tinh thần, tốt cho tim thận và cải thiện giấc ngủ.

3. Giảm đau đầu hiệu quả 

 Ngâm chân trong nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, sau 15 đến 20 phút, cơn đau đầu sẽ giảm đi đáng kể. Ngâm chân bằng nước nóng giúp bàn chân và mạch máu được giãn nở bởi nhiệt, máu sẽ lưu thông từ đầu xuống dưới bàn chân, nên có tác dụng giảm áp lực mạch máu ở đầu. 

Do dưới gan bàn chân có liên kết với các bộ phận của cơ thể, kể cả đầu nên mát xa gan bàn chân có thể kích thích kinh lạc, giảm đau đầu. Đặc biệt là huyệt Thông tuyền dưới gan bàn chân, thẳng tới não, mát xa huyệt này có thể dẫn máu xuống, giảm đau đầu.

4. Phòng và trị bệnh cảm lạnh 

Ngâm chân bằng bằng thảo dược còn giúp phòng và trị bệnh. Theo Đông y, cảm lạnh chủ yếu là do thời tiết bên ngoài, chức năng phổi bị rối loạn gây ra. Loại nước thuốc dùng để ngâm chân được bào chế từ nhiều loại thảo mộc như ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện, quế khấu...

Khi trải qua quá trình đun nấu, các hoạt chất có trong dược liệu sẽ hòa tan trong nước hoặc tỏa ra hơi, tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, hoặc ngấm vào trong niêm mạc phát huy tác dụng tốt cho cơ thể như cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu viêm, kháng khuẩn, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm biến chứng và phòng ngừa bệnh cảm lạnh tái phát.

5.  Ngâm chân thảo dược giảm đau nhức do viêm xương khớp, vai gáy 

Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược rất có ích cho những người bị viêm, đau nhức xương khớp dai dẳng lâu năm. Trong thảo dược có chứa nhiều hoạt chất, tỏa hơi kết hợp cùng độ ấm vừa phải của nước giúp cơ thể cân bằng, tạo sự thoải mái, tác động tích cực lên các khớp xương bàn chân và đầu mút dây thần kinh ở bàn chân sẽ tác động ngược lên toàn cơ thể giúp giảm những cơn đau nhức do viêm khớp gây ra.

Sử dụng muối thảo dược ngâm chân có thể tác động đến hơn 60 huyệt đạo trên cơ thể giúp đả thông kinh mạch, khí huyết để giảm đau xương khớp, đau vai gáy. Ngoài ra, sử dụng muối thảo dược thường xuyên còn giúp giảm sưng tấy đỏ ở những người bị bệnh gout do axit uric được hấp thụ bởi các chất có trong muối ngâm hân. Phụ nữ mang thai bị phù nề cũng có thể sử dụng muối ngâm chân để giảm bớt tình trạng sưng phù.

6. Giúp trị các bệnh ngoài da, tẩy tế bào chết, hôi 


Ngâm chân bằng thảo dược hay nước ấm còn mang đến tác dụng cung cấp nước, giữ ẩm cho da. Ngoài ra, đối với nước muối còn có tính chất khử trùng, chống lại virus, loại bỏ lớp sừng và tẩy tế bào chết, sát trùng, giúp cải thiện đáng kể lượng độc tố tích tụ lâu năm trong cơ thể đối với những người hay bị dị ứng và mẩn ngứa, lượng độc tố sẽ được đào thải qua những lỗ chân lông ở bàn chân.


Hôi chân, mẩn ngứa... là những bệnh thường gặp do tình trạng tiết mồ hôi quá nhiều, vệ sinh không thường xuyên. Ngâm chân bằng muối thảo dược có thể giúp bạn loại bỏ những mùi hôi khó chịu, giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ và thơm tho suốt cả ngày dài.

7. Tốt cho người cao huyết áp


Đối với các bệnh cao huyết áp thường xảy ra ở người già, việc ngâm chân trong nước ấm, trong dịch thuốc hay thảo dược cũng giúp ổn định huyết áp đáng kể. Khi ngâm chân, người bệnh nên cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh những tư tưởng tiêu cực dẫn đến áp lực, lo âu. Ngoài ra, đối với người huyết áp quá cao, có thể kéo dài thêm thời gian ngâm chân để tăng hiệu quả.

8.  Ngâm chân thảo mộc có tác dụng bổ thận


Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh thận tăng nhanh là điều dễ hiểu vì nghiên cứu cho thấy, trung bình thời gian ngồi của mỗi người trong ngày là hơn 8 tiếng đồng hồ. Ngâm chân với thảo mộc có thể giúp bạn cải thiện bộ lọc của thận. Các thành phần hoạt chất trong nước ngâm chân thảo dược sẽ thẩm thấu vào thận, củng cố và góp phần tăng cường việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.

II. LƯU Ý KHI NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC 


- Trong vòng 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân. Vì sau khi ăn cơ thể chuyển phần lớn máu về đường tiêu hóa, nếu ngâm chân bằng nước nóng ngay  sau khi ăn, số máu vận chuyển đến đường tiêu hóa sẽ chuyển xuống chân, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ và gây thiếu dinh dưỡng.

- Nhiệt độ nước ngâm chân từ 38 đến 43 độ C, không nên vượt quá 45 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.

- Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá lâu, máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.

bồn ngâm chân


- Trẻ em không được ngâm nước quá nóng và quá lâu. Phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt hay mang thai cũng không nên ngâm chân.


- Trong khi ngâm chân, tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ âu lo.


- Thời gian ngâm chân tốt nhất trong khoảng 5 – 7 giờ tối, bởi vì đây là lúc thận hoạt động mạnh nhất. Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn, nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.


- Khi ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bàng quang); 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can); đồng thời, cũng là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động lên các huyệt đạo, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

III. HƯỚNG DẪN NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ 

NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nên bạn có thể tự làm một hũ để sử dụng. Nếu bạn chưa biết cách làm muối ngâm chân thảo dược như thế nào thì có thể tham khảo ngay hướng dẫn sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Muối biển thô 80%.
Gừng tươi 10%.
Ngải cứu 10% (hoặc tỉ lệ tùy ý nếu thích gừng hay ngải nhiều hơn).

Cách làm muối thảo dược ngâm chân

Bước 1: Gừng tươi bạn rửa sạch, để ráo sau đó cho vào máy ép trái cây ép lấy nước. Nước ép gừng bạn rang cùng muối biển đến khi muối biển khô là ta đã có muối biển vị gừng. Chú ý mỗi lần cho nước ép gừng vào muối bạn chỉ nên rưới từng chút một cho muối kịp khô trên bếp, không nên đổ quá nhiều khiến muối bị hòa tan hết, rất khó sao khô.

Bước 2: Rau ngải cứu tươi bạn rửa sạch, vẩy ráo, cắt nhỏ và cho vào máy sấy hoa quả sấy cùng bã gừng. Sấy càng khô càng tốt vì như thế, muối của bạn sẽ để được lâu mà không bị mốc. 

Bước 3: Sau khi sấy ngải cứu và gừng xong, bạn cho tất cả nguyên liệu vào bát hoặc thau lớn, trộn đều lên rồi bỏ vào hũ, đóng chặt nắp và cất vào nơi thoáng mát. Nếu muốn muối nhuyễn mịn hơn, bạn có thể cho nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay đến khi đạt độ mịn mà bạn mong muốn thì đổ vào hũ, đem cất đi để dùng dần.

Muối thảo dược Bh.nong



Nhìn chung, cách làm muối thảo dược ngâm chân tại nhà không quá cầu kỳ những cũng tốn khá nhiều thời gian, đặc biệt là ở khâu sao muối và sấy khô thảo dược. Nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian để tự làm muối ngâm chân thì cách tốt nhất là bạn nên tìm mua các loại muối thảo dược của các thương hiệu uy tín, ví dụ như muối thảo dược ngâm chân BH.NONG. 

Với thành phần thảo dược 100% thu hái tự nhiên, không phân bón, không thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng. Ngoài ra, lượng thảo dược rất đa dạng và phong phú như: ngải cứu, quế, gừng, hồi, lá lốt, sả, khuynh diệp cùng một số thảo dược đông y khác. Công nghệ sấy lạnh của Bh.nong cũng giúp cho các loại thảo dược giữ được nhiều dược tính hơn so với phương pháp sấy khô thông thường. Sản phẩm chỉ 170.000k và ngâm được khoảng 20 lần, tính ra chi phí cho mỗi lần ngâm chỉ 8-9k. Rất an toàn, hiệu quả mà lại đảm bảo phải không nào. 

Đặt mua sản phẩm muối ngâm chân thảo dược tại đây



 

You May Also Like

0 Comment