GẠO LỨT NẢY MẦM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

by - tháng 11 13, 2021

GẠO LỨT NẢY MẦM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT



Gạo lứt mầm có lẽ là một khái niệm khá mới mẻ thời gian gần đây. Nhiều người sẽ không hiểu tại sao mà đã là gạo rồi còn nảy mầm được, không phải chỉ có thóc mới nảy mầm sao?

Như trong bài viết về gạo lứt mình cũng đã nói, gạo lứt là gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, giữ lại lớp cám gạo cùng với các mầm. Vì gạo lứt là hạt gạo còn đang sống, có đầy đủ những dưỡng chất nên đem gieo trồng ta sẽ có một cây lúa khỏe mạnh.

Vậy thì gạo lứt mầm là gì, những lợi ích, giá trị dinh dưỡng của nó, cũng như cách làm và lưu ý khi sử dụng mầm gạo lứt...tất cả sẽ có trong bài viết này.


I. GẠO LỨT NẢY MẦM LÀ GÌ?

mầm gạo lứt

Gạo lứt nảy mầm (gạo mầm) hay còn gọi là gạo GABA, cũng là gạo lứt nguyên cám thông thường nhưng được chọn lọc, ngâm, ủ trong điều kiện độ ẩm, độ pH thích hợp. Qua quá trình cấp nước tạo ẩm để nảy mầm phôi nguyên trong gạo, sau đó chúng được sấy khô thành gạo mầm. Đồng thời việc ngâm ủ cũng giúp tăng hàm lượng chất dinh dưỡng như GABA.

Hạt gạo sau khi nảy mầm mang lại tác dụng nhiều hơn, tốt hơn cho sức khỏe bởi gia tăng thêm các chất dinh dưỡng và có lợi cho đường tiêu hóa.

Các nhà khoa học của Nhật cũng đã công bố kết qủa nghiên cứu cho thấy gạo lứt nảy mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn và hàm lượng dược chất cũng cao hơn so với gạo thông thường.

Hạt gạo sau khi nảy mầm sẽ gia tăng các yếu tố dinh dưỡng đã có trong gạo lứt như lysine, vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, magie, canxi, sắt và đặc biệt là γ– amino butyric acid (GABA) tăng gấp 10 lần so với gạo trắng đã qua xay xát và gấp 4 lần gạo lứt bình thường giúp mang lại lợi ích dinh dưỡng lớn cho sức khỏe

II. CÔNG DỤNG CỦA GẠO LỨT NẢY MẦM

GẠO LỨT NẢY MẦM


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, khi ngâm ủ gạo lứt nảy mầm, các enzym thủy phân tinh bột sẽ hoạt động tích cực để biến những chất phức tạp thành những chất đơn giản hơn (dễ tiêu hoá). Tinh bột bị suy giảm, một số biến thành chất xơ (cellulose, hemicelluose…). Số lượng các vitamin A, E, C, đặc biệt vitamin nhóm B tăng lên gấp nhiều lần. Các khoáng vi lượng cũng tạo phức với protein để có hiệu quả tốt hơn về mặt tác dụng sinh học.
9 tác dụng của mầm gạo lứt:

1. Giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bị đái tháo đường typ 2
2. Giảm đau đối với những người bị đau mãn tính
Theo các nghiên cứu, nồng độ GABA tăng lên gấp 10 lần sau khi nảy mầm và chất này giúp giảm cường độ đau, vì nó làm giảm các xung thần kinh liên quan đến đau nên cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời nó giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn rất tốt cho những người bị bệnh trầm cảm, lo lắng và mất ngủ,…
3. Tốt cho trí não, giảm căng thẳng, stress
Gạo lứt nảy mầm có hàm lượng các vitamin đặc biệt là vitamin B6 giúp cải thiện chức năng não, giúp an thần, giảm căng thẳng thần kinh (stress). Hàm lượng gaba cao có trong gạo mầm giúp cải thiện chứng mất ngủ, chứng hay quên và chứng loạn trí não, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ của người cao tuổi (Alzheimer) và hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.
4. Tốt cho xương khớp
Phòng chống loãng xương hiệu quả hơn nhờ lượng canxi trong gạo lứt nảy mầm được tăng lên đến 1.5 lần so với thông thường. àm tăng chiều cao ở trẻ nhỏ nhờ hàm lượng chất magie của gạo lứt nảy mầm được tăng lên đáng kể
5. Phòng ngừa táo bón, kích thích tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ được tăng lên cùng với enzyme hoạt tính và các tính chất dinh dưỡng của gạo lứt nảy mầm hoạt động cùng nhau để làm sạch ruột già và thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hoá giúp hoạt động tiêu hoá dễ dàng, hiệu quả hơn và giảm cân cho những người bị béo phì.
6. Tốt cho tim mạch
Tăng cường sức khoẻ của tim vì các chất chống oxy hoá và hàm lượng selen thúc đẩy tuần hoàn làm giảm tắc nghẽn và mảng bám tích tụ trong các động mạch.
7. Hỗ trợ giảm cân
Kích thích tạo ra hooc môn tăng trưởng (HGH), làm chuyển hóa chất béo của cơ thể và giảm quá trình lão hóa của tế bào, cải thiện vóc dáng, giúp giảm cân, giảm béo một cách hiệu quả hoặc làm tăng chiều cao ở trẻ nhỏ nhờ hàm lượng chất magie của gạo lứt nảy mầm được tăng lên đáng kể.
8. Ngăn ngừa lão hóa Gạo lứt nảy mầm có chứa γ – orynazol, một acid ferulic có tác dụng chống oxy hóa ngăn ngừa sự lão hóa da và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.
9. Có tác dụng ổn định huyết áp đối với người bị chứng huyết áp cao

Với gạo mầm, vì giàu dưỡng chất hơn, nó rất thích hợp bổ sung dinh dưỡng cho người ăn kiêng hoặc ăn chay trong thời gian dài và vẫn đảm bảo các lợi ích sức khỏe như ở gạo lứt.

Nếu so sánh gạo lứt với gạo mầm, gạo mầm mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe hơn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, cần lưu ý, dù là gạo lứt hay gạo mầm, bản chất chúng vẫn là các loại thực phẩm, không phải là thuốc chữa bệnh.

III. Khác biệt giữa gạo lứt nảy mầm và gạo lứt


Gạo lứt nảy mầm chính là gạo lứt được ngâm và ủ trong điều kiện thích hợp cho đến khi nảy mầm. Gạo nảy mầm càng nhanh và mạnh thì hàm lượng dinh dưỡng càng cao. Điều khác biệt nhất của gạo lứt nảy mầm và gạo lứt là là chất gama amino butyric acid (GABA).

Và cũng chính vì lí do này mà gạo lứt nảy mầm còn được gọi là gạo GABA. Đồng thời hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin E, PP, B1, B6, magiê,… cũng tăng lên đáng kể.

Với những người bị stress, mất ngủ, thậm chí trầm cảm… khi ăn gạo lứt nảy mầm, lượng GABA sẽ giúp thư giãn thần kinh, tạo giấc ngủ tự nhiên. Loại gạo này còn có chức năng bổ sung calcium chống loãng xương, giúp hạ mỡ máu, ngừa xơ vữa mạch máu, chống lão hóa tế bào…hiệu quả hơn so với gạo lứt.

Các vitamin và khoáng chất có trong gạo mầm đóng vai trò quan trọng để bổ sung dinh dưỡng cho những người đang ăn kiêng hoặc ăn chay trong thời gian dài. Do đó gạo mầm được các nhà khoa học khẳng định có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo lứt rất nhiều.

Tóm lại, gạo lứt nảy mầm tuy còn khá mới mẻ với nhiều nhiều người nhưng những hiệu quả tích cực mà loại gạo này mang lại là rất thuyết phục và không thể phủ nhận được. Tuy nhiên để các chất dinh dưỡng cũng như các chất dược liệu có trong gạo phát huy tác dụng một cách tác dụng, bạn nên sử dụng sản phẩm trong thời gian nhất định. Nên tìm mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín hoặc tự tiến hành ngâm ủ tại nhà để đảm bảo yên tâm khi sử dụng.

IV. Cách làm gạo lứt nảy mầm

Khả năng nảy mầm của gạo trong vòng 1 năm sau khi thu hoạch là tốt nhất. Gạo lứt có khả năng nảy mầm càng mạnh thì chất dinh dưỡng và năng lượng càng nhiều.
Gạo mới xát bóc vỏ trấu sẽ chứa đựng nhiều năng lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao, khi ngâm sẽ nảy mầm đều và mạnh mẽ. Nếu gạo đã xát bóc vỏ quá 1 tháng tỷ lệ mọc mầm sẽ kém hơn rất nhiều lần

Phương pháp bảo quản gạo lứt mầmNếu bảo quản trong trạng thái ấm áp, mầm non sẽ tiếp tục dài thêm hoặc thối rửa. Vì thế nên giảm bớt lượng nước, phơi khô 2-3 ngày. Sau khi đã khô hoàn toàn, cất vào trong đồ đựng. Nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể để được 1 tháng.

Cách ủ gạo nảy mầm

Nguyên liệu:
Gạo lứt , nước ấm để ngâm gạo

Dụng cụ:
Rá tre, đĩa thủy tinh hoặc khay phẳng, màng nilon, tăm tre

Bước 1: Lọc, loại bỏ những hạt gạo lứt không còn phôi và các hạt bị gãy vỡ
Vo gạo trong rá tre, động tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lớp ngoài hạt gạo

Bước 2: Cho gạo lên đĩa thủy tinh hoặc trong khay, dàn mỏng. Không được dày quá 1cm, phủ càng dày sẽ càng dễ sinh vi khuẩn, độ dày thích hợp nhất là 5mm. Cố gắng sử dụng dụng cụ có đáy rộng

Bước 3: Ngâm gạo trong nước ấm 30 - 35 độ.

Bước 4: Để tránh cho nhiệt độ giảm xuống, nên bọc lớp màng nilon, dùng tăm châm những lỗ nhỏ phía trên lớp màng để cung cấp dưỡng khí cần thiết để đảm bảo cho gạo mọc mầm

Bước 5: Ban ngày đặt ở bên cửa sổ, buổi tối đặt ở trong phòng khách hoặc những nơi có nhiệt độ ấm áp

Bước 6: Mùa hè, cách 4-5 tiếng, mùa đông cách 7-8 tiếng đồng hồ phải thay nước ấm một lần. Khi thay nước đổ gạo ra rá tre nhẹ nhàng, rửa sạch qua nước. TỪ 24-48 tiếng, phần phôi sẽ mọc ra hoàn chỉnh.Khi thấy mầm nhú khoảng 1mm là đạt.

Lưu ý: Thêm một ít muối vào nước ngâm gạo lứt để tạo môi trường pH tối ưu.

Việc làm gạo lứt nảy mầm không hề đơn giản, và dễ dàng hỏng vậy nên mọi người có thể tìm địa chỉ uy tín để mua dùng


=>>Xem thêm: CÁC SẢN PHẨM CHỨA MẦM GẠO 

MẦM GẠO LỨT 2


V. Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt mầm


- Gạo mầm khi mua tại cửa hàng về thường được đóng gói kỹ, và dùng nitơ để bảo quản vì vậy bạn nên mở bao trước khi sử dụng 2 – 3 ngày, để lượng nitơ thoát ra ngoài hoàn toàn.

- Không sử dụng các loại gạo mầm được bày bán đại trà, trưng bày trong các bao tại chợ. Bởi gạo mầm khi được sấy khô hoàn toàn sẽ sinh ra lượng ABA vượt qua tiêu chuẩn vốn có, gây độc cho cơ thể.

Theo chuyên gia Ths Vũ Thế Thành (chuyên gia quản trị chất lượng, giảng viên an toàn thực phẩm) , để đạt được hiệu quả dinh dưỡng tối đa, cần ngâm gạo trong nước ấm khoảng 30 – 350C trong khoảng 20 – 36 giờ, thay nước sau 6 – 8h để kích thích gạo nảy mầm. Cũng có thể sau 6-8h ngâm nước thì lấy ra, cho gạo vào túi vải thô ráo nước ủ trong thùng xốp có bóng điện ở nhiệt độ 30-350C cho đến khi thấy mầm nhú khoảng 1mm thì bỏ ra nấu cơm.

Ngoài yếu tố nhiệt độ, độ ẩm thì người ta còn kiểm soát cả độ pH trong nước và nhiều điều kiện khác nữa. Do đó, tự ủ gạo lứt nảy mầm tại nhà sẽ khó đạt được dinh dưỡng tối ưu. Nếu trong gạo còn hạt vỡ, không nguyên phôi thì sẽ không thể nảy mầm mà bị phân hủy gây mùi khó chịu. Chưa kể, trong quá trình ủ mầm, nếu gạo có nấm mốc hoặc nước ngâm nhiễm asen, không hoàn toàn sạch thì nhiệt độ này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gạo nhiễm độc.

Nấu cơm có thể diệt khuẩn, nhưng không diệt được độc tố. Do đó, nước ngâm gạo phải sạch, gạo trước khi ngâm cũng được rửa sạch. Gạo lứt dễ hỏng (bị oxy hóa do còn dầu), hạn dùng không quá 6 tháng nên chất lượng của việc nảy mầm tùy thuộc loại gạo mới hay cũ, gạo được bảo quản thế nào…

Chuyên gia Vũ Thế Thành nhấn mạnh, ăn gạo lứt nảy mầm là tốt, nhưng chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần. Những người bị loét dạ dày, tá tràng không nên ăn vì chất xơ trong gạo lứt nhiều. Trẻ em và những người trẻ tuổi khoẻ mạnh không nên ăn trường kỳ gạo lứt muối mè vì không cung cấp đẩy đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển cơ thể. Dùng gạo lứt muối mè triền miên đến lúc nào đó cơ thể sẽ mất khả năng đề kháng bởi thiếu chất béo và chất đạm để tạo ra các enzym, hormoe, kháng thể…

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua các thông tin cần biết về mầm gạo lứt. Mầm gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên cũng cần lưu ý trong việc tự ủ hoặc đối tượng sử dụng. Nên dùng kéo dài nhưng không nên dùng liên tục, thường xuyên. Nếu việc ăn hạt gạo lứt mầm khó khăn, bạn có thể  sử dụng các sản phẩm có chứa mầm gạo lứt để thay thế và kết hợp. 

ĐẶT MUA CÁC SẢN PHẨM TỪ MẦM GẠO LỨT: Ở ĐÂY 

Chúc các bạn sức khỏe!






You May Also Like

0 Comment